Tích Hợp Ví Thanh Toán Điện Tử, Web Shop Bán Hàng Online MoMo, Zalo Pay
- Bình luận 0 bình luận
-
Cổng thanh toán trực tuyến (TTTT) là gì?
Nội dung bài viết
Toggle
Cổng thanh toán là nền tảng hoạt động trên internet, kết nối giữa tài khoản thẻ của người mua và tài khoản website của người bán. Hiểu một cách đơn giản, cổng thanh toán trực tuyến là một trung gian nhận tiền của người mua sau đó chuyển cho người bán.
Quy trình thanh toán qua cổng TTTT diễn ra như sau:
Bước 1: Người mua thực hiện một giao dịch trên website/ứng dụng của người bán.
Bước 2: Website/ứng dụng của người bán gửi dữ liệu giao dịch tới cổng TTTT một cách bảo mật. Cổng thanh toán này sẽ chuyển tiếp dữ liệu tới ngân hàng liên kết để thực hiện việc xác thực thanh toán.
Bước 3: Khi xác thực được hoàn tất, dựa vào độ chính xác của thông tin người mua nhập vào mà thao tác thanh toán sẽ được chấp nhận hoặc từ chối và cổng thanh toán sẽ đưa ra thông báo tới ứng dụng/website để thông báo cho người mua.
Bước 4: Nếu thao tác thành công, ngân hàng liên kết sẽ thực hiện chuyển tiền tới cổng TTTT (cụ thể là tài khoản của người bán)
-
Quy trình hoạt động của Cổng thanh toán trực tuyến
Các hình thức như tích hợp thanh toán thẻ visa, thẻ ngân hàng hay ví điện tử vào website chính là việc tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website bán hàng.
Cổng TTTT cho phép mua bán sản phẩm trực tuyến mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách vật lý, quy trình thanh toán nhanh gọn, bảo mật thông tin và lưu giữ chứng cứ hợp pháp để giải quyết khiếu nại nếu có.
-
Tại sao phải sử dụng cổng thanh toán trực tuyến?
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp muốn xây dựng website bán hàng, bạn nên bổ sung hoặc cập nhật thêm các cổng TTTT cho hệ thống của mình. Về phía người mua, thanh toán trực tuyến giúp tăng sự tiện lợi khi thanh toán phi tiền măt, nhanh chóng, bảo mật, tối ưu trải nghiệm; về phía người bán, điều này giúp hạn chế tỉ lệ hủy đơn hàng, giúp quay vòng vốn nhanh hơn, các quy trình, thủ tục thanh toán cũng được cắt giảm và việc liên kết với các đơn vị TTTT sẽ cho doanh nghiệp nhiều ưu đãi.
-
Những cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam.
-
-
Paypal
Paypal là cổng thanh toán quốc tế phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất, chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Trong năm 2019, PayPal có hơn 277 triệu người dùng trên khắp thế giới. Nếu bạn cung cấp mặt hàng với đối tượng người mua từ nước ngoài, Paypal sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
-
MOMO
MOMO là ví điện tử, đồng thời là một cổng TTTT được cấp phép chính thức đầu tiên tại Việt Nam. Chỉ cần sở hữu ví điện tử MOMO trong điện thoại, việc mua hàng, vé xem phim, nạp tiền thoại… sẽ được thực hiện chỉ sau vài thao tác. Lượng khách hàng của MOMO chủ yếu là giới trẻ nên MOMO thường xuyên đưa ra nhiều ưu đãi, khiến trải nghiệm mua sắm trở nên thú vị.
-
Zalopay
Zalo Pay là ứng dụng tương tự MOMO, hỗ trợ người dùng thực hiện được các thao tác trực tuyến ngay trên smartphone của mình. Zalo Pay cung cấp các tiện ích như chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hóa đơn, internet, nạp tiền điện thoại,… đồng thời cho phép liên kết nhiều ngân hàng khác nhau trên cùng 1 tài khoản, phù hợp cho những người có nhu cầu kinh doanh online.
-
Airpay
Shopee là nền tảng mua sắm online phổ biến nhất hiện tại, và nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu sử dụng cả website và bán hàng trên shopee, thì ví điện tử Airpay chính là lựa chọn thích hợp nhất.
-
Lưu ý gì khi lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến cho website?
- Khả năng tương thích: Bạn cần hiểu rõ nền tảng công nghệ của website bán hàng là gì và nền tảng đó có tương thích với cổng thanh toán mà bạn muốn tích hợp không.
- Sự bảo mật: Cần lựa chọn những cổng TTTT đảm bảo bảo mật ở mức cao nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nhà bán hàng.
- Kênh và quy trình thanh toán: Đòi hỏi người bán hàng phải cân nhắc việc chọn hình thức thanh toán thế nào và quy trình thanh toán ra sao, có cổng TTTT nào đáp ứng được nhu cầu đó không.
- Phí dịch vụ: Bạn nên xem xét các loại phí cần thiết để tạo cổng TTTT và mức phí cho mỗi đơn hàng thành công, hoặc các ưu đãi nếu có… và cân nhắc xem liệu chi phí này có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp không.
- Khả năng tùy biến: Bạn cần hiểu rõ thao tác thanh toán trên website bán hàng của mình để xác định liệu bạn cần một hình thức thao tác đơn giản hay cần nhiều thay đổi. Một số cổng TTTT chỉ hỗ trợ các thao tác đơn giản và hạn chế tùy chỉnh, trong khi nhiều đơn vị có phép tùy chỉnh theo mong muốn.
Xem thêm: